Bảo hiểm công trình xây dựng có thể nói là hơi quá xa lạ với Việt nam chúng ta vì để sinh lợi nhiều nên các nhà thầu đã cắt bớt các chi tiêu khác nhưng với nước ngoài đã áp dụng quy định vào mỗi công trình xây dựng.
Bảo hiểm công trình đang được các nhà đầu tư hoặc nhà thầu đang chú tâm tới bởi tính rủi ro hay tổn thất gì đều được bên bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng 2 bên ký.
1/ Bảo hiểm công trình xây dựng là gì ?
Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm ở việt nam.
Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau: Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong đó tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng được quy định trong Thông Tư 329 do BTC ban hành.
Tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm Daiichi khảo sát.
Theo quy định của Luật xây dựng 2014 bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm các loại:
– Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
– Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân.
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
– Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
2/ Bảo hiểm công trình xây dựng có bắt buộc không ?
Theo quy định tại Ngày 13 tháng 11 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 13/11/2015 quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm và quản lý nhà nước về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
– Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
– Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
– Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của.Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Như vậy, theo Nghị định trong hoạt động đầu tư xây dựng mà Chính phủ ban hành thì bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.